Nếu bạn muốn cục nóng điều hòa của nhà mình hoạt động nhịp nhàng tăng tuổi thọ, tiết kiệm điện thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây.
Có nên che chắn cho điều hòa khi trời mưa?
Điều hòa có hai bộ phận chính là cục nóng và cục lạnh. Cục lạnh sẽ được lắp trong nhà. Trong khi đó, cục nóng sẽ được lắp ở ngoài trời. Cục nóng sẽ chịu nắng mưa trong suốt thời gian dài. Nhiều người lo lắng nếu để như vậy cục nóng có nhanh hỏng hay không, có cần lắp thêm mái che nắng mưa cho bộ phận này hay không.
Về cơ bản, cục nóng bắt buộc phải lắp ngoài trời vì bộ phận này có chức năng giải phóng nhiệt được hấp thụ trong phòng ra môi trường bên ngoài. Hiện nay, nhiều nhà sản xuất đã tạo ra được cục nóng có chất lượng và hiệu suất làm việc cao, có khả năng chống chọi với các kiểu thời tiết bên ngoài.

Theo một chuyên viên kỹ thuật về máy lạnh và điều hòa của một trung tâm điện máy lớn, cục nóng điều hòa có thể chịu được mưa, thậm chí là mưa lớn. Tuy nhiên, người dùng không nên lắp điều hòa quá thấp (quá gần mặt đất) để tránh trường hợp mưa lớn gây ngập nước khiến điều hòa không thể hoạt động được.
Việc che chắn cục nóng điều hòa quá kín có thể ảnh hưởng đến khả năng làm lạnh của cục lạnh, làm thiết bị tiêu hao nhiều năng lượng hơn. Chúng ta nên tạo không gian thông thoáng xung quanh cục nóng để bộ phận này có thể tỏa nhiệt tốt nhất. Không cần bảo vệ bộ phận này quá cẩn thận để không khí lưu thông nhanh, ngăn hơi ẩm bị giữ lại, tránh làm hỏng các chi tiết quan trọng ở bên trong.

Khi trời mưa, các gia đình có thể sử dụng điều hòa như bình thường. Việc này có tác dụng hạn chế không khí ẩm trong nhà, giúp nhà khô ráo và mang lại cảm giác thoải mái. Ngoài ra, các đồ đạc trong nhà, các thiết bị điện tử khác cũng tránh được tình trạng ẩm mốc, hư hỏng.
Cách lắp cục nóng điều hòa đúng cách
Lắp đặt cục nóng điều hòa sai cách có thể dẫn đến tình trạng rỉ sét, chạy sai chức năng, làm chảy nước, dò gas, giảm tuổi thọ của sản phẩm…, gây tổn thất cho người sử dụng về tiền bạc và thời gian.
Phần cục nóng điều hòa tuy thường không được chú ý nhiều, nhưng lại là bộ phận quan trọng nhất của chiếc điều hòa. Một chiếc điều hòa hoạt động ổn định hay không phụ thuộc rất nhiều vào cục nóng, vì vậy lắp cục nóng điều hòa ở vị trí ra sao vô cùng quan trọng.
Lắp đặt cục nóng điều hòa sai cách có thể dẫn đến tình trạng rỉ sét, chạy sai chức năng, làm chảy nước, dò gas, giảm tuổi thọ của sản phẩm…, gây tổn thất cho người sử dụng về tiền bạc và thời gian. Khi lắp đặt cục nóng điều hòa cần lưu ý chọn vị trí, thiết kế đường ống, chọn ống, giá treo, bảo ôn…

Vị trí đặt cục nóng thấp hơn cục lạnh là tốt nhất, nếu cao hơn hãy yêu cầu nhân viên kỹ thuật thiết kế bẫy dầu cho tốt, khoảng cách cao hơn không quá 8 mét. Khoảng cách đường ống giữa cục nóng và cục lạnh từ 3 đến 7 mét ống là tốt nhất.
Khoảng cách cục nóng sát tường tối thiểu 5 cm, khoảng cách hai bên hông của máy là tối thiểu 25 cm cho mỗi bên, trong khi khoảng cách tường đối diện với cục nóng phải tối thiểu 60 cm. Không nên đặt cục nóng trực tiếp xuống đất.
Vì cục nóng có máy nén, và quạt có công suất cao do vậy dễ gây tiếng ồn và gây ra rung động. Do vậy, không nên chọn vị trí là giữa bức tường, hãy chọn các vị trí góc tường, cạnh bức tường và giá treo phải được cố định vào bức tường chắc chắn.
Như đã nêu trên, vị trí đắc địa để đặt cục nóng điều hòa chính là những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và tốt nhất là có thêm mái che. Ngoài ra, người dùng nên chú ý tránh lắp đặt quạt ở nơi có gió thổi thẳng trực tiếp vào vì như vậy sẽ gây ra sức cản lớn cho quạt, làm lãng phí điện năng.
Đồng thời cần tránh để cục nóng điều đối kháng gió với các thiết bị điện tử khác, đặc biệt là cục nóng điều hòa khác; không lắp cục nóng ở nơi có gió thổi mạnh hoặc nhiều bụi rác, lá rụng.
Vị trí đặt cục nóng thấp hơn cục lạnh là tốt nhất, nếu cao hơn hãy yêu cầu nhân viên kỹ thuật thiết kế bẫy dầu cho tốt, khoảng cách cao hơn không quá 8 mét. Khoảng cách đường ống giữa cục nóng và cục lạnh từ 3 đến 7 mét ống là tốt nhất.

Khoảng cách cục nóng sát tường tối thiểu 5 cm, khoảng cách hai bên hông của máy là tối thiểu 25 cm cho mỗi bên, trong khi khoảng cách tường đối diện với cục nóng phải tối thiểu 60 cm. Không nên đặt cục nóng trực tiếp xuống đất.
Vì cục nóng có máy nén, và quạt có công suất cao do vậy dễ gây tiếng ồn và gây ra rung động. Do vậy, không nên chọn vị trí là giữa bức tường, hãy chọn các vị trí góc tường, cạnh bức tường và giá treo phải được cố định vào bức tường chắc chắn.
Cách lắp điều hòa ai cũng tưởng bình thường mà phản khoa học, vừa tốn tiền vừa tốn điện
Lắp điều hòa sao cho hiệu quả làm mát tốt, vừa phù hợp thiết kế căn phòng, lại cũng có thể tiết kiệm chi phí là điều ai cũng chú trọng, nhưng đôi khi có vài lỗi nhỏ cần chú ý.
Hai phòng chung một điều hòa
Chi phí mua sắm và tiền điện không hề nhỏ cho điều hòa trong ngày nắng nóng là điều mà nhiều người quan tâm. Để tiết kiệm, nhiều gia đình lắp một chiếc điều hòa nhiệt độ để làm mát cho hai phòng cạnh nhau, thông qua một khoảng hở thông giữa hai phòng.
Mặc dù cách này giúp tiết kiệm một nửa chi phí mua sắm ban đầu và công lắp đặt và bảo trì, vệ sinh, lại có thể mát cho hai phòng liền nhau nhất là cho những không gian nhỏ và vừa (từ 12 – 15m2).
Anh Hoàng Minh, kỹ sư điện lạnh tại Hà Nội nhận xét, cách làm này tưởng tiết kiệm nhưng lại cực kỳ phản khoa học.
Lắp một điều hòa chung cho hai phòng không phải là cách làm tiết kiệm về lâu dài, dễ làm giảm tuổi thọ của thiết bị.
“Khi hoạt động, dàn lạnh thổi luồng khí mát phải tỏa đều khắp phòng mới hiệu quả, nhưng ở đây lại bị ngăn bởi một bức tường, giữa hai căn phòng chỉ thông với nhau bằng một khoảng hở nhỏ, quá trình làm mát sẽ chậm hơn, máy hoạt động nhiều hơn gây tốn điện. Chưa kể, hai phòng sẽ lạnh không đều, việc làm mát lâu hơn bình thường.”, anh Minh phân tích.
Ngoài ra, chọn điều hòa có công suất nhỏ mà sử dụng cho hai phòng dễ gây quá tải, tiêu hao nhiều điện năng, khiến máy nhanh hỏng.
“Nếu diện tích cả hai căn phòng là 60-70m2 thì công suất máy phải 18.000 BTU. Tuy nhiên, dòng công suất 18.000 BTU thì giá sẽ cao, dao động từ 15 – 16 triệu đồng trở lên, cũng không tiết kiệm hơn nhiều so với mua hai chiếc điều hòa công suất 9.000 BTU, cộng thêm chi phí tiền điện do máy hoạt động hết công suất, trong khi hai máy riêng biệt ở hai phòng sẽ hoạt động tốt hơn”, anh Minh chia sẻ.
Lắp dàn nóng gần dàn lạnh
Để tiết kiệm chi phí vật tư, nhiều gia đình cho lắp giàn nóng và giàn lạnh gần nhau, thậm chí ở cùng 1 phòng, ngăn cách nhau bằng một tấm trần mỏng.
Thợ lắp điều hòa lâu năm cho biết, độ dài dây đồng nối giữa hai dàn nóng – lạnh nên từ 2-3 mét hoặc cần tuân thủ yêu cầu kỹ thuật của từng loại điều hòa. Tránh lắp dàn nóng trên tường mỏng, rất dễ gây ồn, lỏng vít bắt giá treo.

Lắp dàn lạnh thấp, sát vị trí hay ngồi – nằm
Vị trí lắp đặt cho điều hòa hay điều hòa trong nhà rất quan trọng, nếu lắp sai vị trí sẽ gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến hiệu suất làm việc của điều hòa và ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Dàn lạnh phải được lắp ở vị trí có thể thổi luồng gió đều khắp không gian phòng và thông thường nên treo cao cách nền nhà từ 2,8 đến 3 mét, cách trần ít nhất 30 cm. Không nên lắp điều hoà ở đầu giường, đầu sofa.
Lắp dàn nóng “phơi mưa, phơi nắng”
Thông thường vì tiết kiệm không gian và yêu cầu kỹ thuật nên hầu hết các hộ gia đình đều chấp nhận lắp cục nóng (dàn nóng) máy lạnh ngoài trời. Nhưng tốt nhất vẫn là nên có mái che mưa nắng và vị trí thoáng, mát, tránh ánh nắng trực tiếp cho cục nóng.
Nếu lắp ở tường, lô gia hoặc ban công, cần chú ý khoảng cách cục nóng sát tường tối thiểu 5 cm, khoảng cách hai bên hông của máy là tối thiểu 25 cm cho mỗi bên, trong khi khoảng cách tường đối diện với cục nóng phải tối thiểu 60 cm. Không nên đặt cục nóng trực tiếp xuống đất.
Mục sở thị nhà vệ sinh 5 sao đang hot nhất Hội An: Ra vô bằng cửa tự động cảm biến, điều hòa mát lạnh và hàng ghế chờ như công viên liệu có đáng giá 10k/lượt?
Get involved!
Comments