🕉 NHỮNG CÂU CHUYỆN NIỆM PHẬT CẢM ỨNG 🕉
CÂU CHUYỆN THỨ NHẤT: NIỆM PHẬT ĐẾN KINH SÁCH TỰ LẬT TRANG
Tại Nghi Lan – Đài Loan có một vị Phật tử lão niên, mỗi ngày đều niệm Phật 100.000 câu, cụ ấy rất đơn giản, chỉ niệm Phật, bởi vì cụ ấy không biết chữ không thể tụng kinh, những việc khác đều không biết.
Ngày xưa, chưa biết đến Phật Pháp cụ vốn theo tín ngưỡng dân gian bình thường, mỗi năm theo người ta ngồi xe du lịch, đến đảo Đài Loan đánh một vòng đi lễ lạy ở khắp các đền chùa gọi “Tiến Hương Đoàn”. Lúc đó cụ chưa biết niệm Phật là gì.
Lão thái thái bình thường giặt quần áo cho người ta, bởi vì trong nhà không cần thiết dùng tiền, cho nên một ít tiền giặt quần áo kiếm được, cụ bèn để dành, mỗi năm khi đi dâng hương thì cụ mang tiền để dành đó đi cúng dường, hết tiền rồi thì trở về, sau đó lại tiếp tục công việc, cứ lặp đi lặp lại như vậy.
Có một năm, con trai cụ cưới dâu rồi, người con dâu ấy là một Phật tử thân thiết của Phật Quang Sơn Tự (Cao Hùng- Đài Loan), người con dâu này nhìn thấy mẹ chồng như vậy, cảm thấy không tốt lắm, thì khuyên bảo cụ niệm Phật.
Sau đó, dẫn cụ đến chùa Lôi Âm ở Nghi Lan, sư phụ trong chùa tặng cho cụ một xâu tràng hạt, dạy cụ niệm Phật, cụ bèn nắm tràng hạt trên tay, chỉ như vậy mà thôi.
Sau đó, con dâu cụ bèn bày trí một Phật Đường tại nhà, cô ấy để sẵn băng ghế, nói với mẹ chồng “Mẹ cứ ngồi ở đây niệm Phật,” cụ nghe lời con dâu mỗi ngày ngồi lên, liên tục niệm Phật.
Khi con dâu đi làm, bảo cụ ngồi trên ghế niệm Phật, con dâu trở về thấy cụ vẫn ngồi trên ghế niệm Phật. Con dâu thấy cụ tinh tấn niệm như vậy, thì tự mình đi làm cơm tối. Cơm tối làm xong rồi, thì gọi cụ nói:
– “Mẹ ơi, ăn cơm thôi.”
– “Ừ, có thể xuống hả?”
– “Đương nhiên có thể mà.”
– “Ò!”.
Cụ xuống, vào nhà vệ sinh trước. Bởi vì một ngày không có vào nhà vệ sinh rồi, cụ mải ngồi trên ghế niệm Phật.
Con dâu cụ cũng không biết, cụ vẫn mỗi ngày đều như thế. Con dâu đi làm, có lúc quên nói với cụ, cụ vẫn thứ hai đến thứ bảy đều niệm như vậy. Chủ nhật cụ không niệm, vì con dâu không đi làm, cho nên không bảo cụ ngồi trên ghế niệm. Cụ một tuần lễ niệm sáu ngày, chủ nhật nghỉ.
Cụ cứ niệm Phật như vậy được một năm. Lúc ăn tết, cụ đến chùa, đúng lúc tự viện đang lạy thiên Phật và đọc Kinh, cụ bèn tham gia cùng. Bởi vì cụ không biết lạy, chỉ chắp tay suốt, cụ không biết chữ, kinh văn cụ xem cũng không hiểu gì.
Thế nhưng sư phụ ở phía sau phát hiện một hiện tượng kỳ lạ – Kinh sách vậy mà tự biết lật qua trang, cụ không biết phải lật trang, vì cụ không biết chữ, mọi người đang xướng cái gì cụ cũng không biết, thế nhưng Kinh sách lúc cần lật thì tự lật qua.
Sư phụ bèn cảm thấy kỳ lạ, mọi người mãi đang lạy, cụ thì mãi ngồi đó chắp tay niệm Phật, bởi vì cụ bình thường đã quen ngồi trên ghế niệm Phật rồi, chỉ có điều, lần đó sư phụ lại không có hỏi cụ, chỉ là cảm thấy rất kỳ lạ trong lòng.
Năm sau, cụ lại đến tham gia sám thiên Phật dịp tết, kết quả vẫn là như vậy. Sư phụ bèn cảm thấy không tầm thường rồi, liền mời cụ nói một chút tâm đắc học Phật.
Cụ cái gì cũng không biết, bèn nói: “Học Phật là cái gì, tôi không biết. Chỉ có điều tôi biết đời người giống như đậu hủ vậy. Sinh mạng con người thì giống như đậu hủ, hễ rơi xuống thì “loạn quốc quốc” (âm, tiếng Đài Loan, “loạn quốc quốc”chính là nát nhừ), cho nên chúng ta phải trân quý sanh mạng, chăm chỉ tu hành.”
Cụ lại nói: “ Dòng đời giống như thác nước chảy.” Con người trôi trong dòng thác chảy lớn có phải là tùy duyên loạn chuyển hay không?
“Đời người chính là như vậy, tôi cũng là như vậy. Hôm nay có phước báu, con dâu dẫn tôi đến học Phật, thì giống như từ trong dòng thác nước lớn cuồng loạn được vớt lên bờ.”
Cụ tuy không có đi học, không có văn hóa, thế nhưng giải thích hay biết bao, sinh động biết bao! Cụ nói đời người “loạn quốc quốc”, tùy duyên phiêu bạt, bây giờ học Phật rồi, mới được vớt lên bờ.
Niệm Phật đến năm thứ ba, cụ liền nói với con dâu rằng: “Mẹ sắp đi rồi, sắp về nhà rồi.”
Con dâu nói: “Mẹ sắp về nhà mẹ đẻ đúng không?”
Cụ nói: “Đúng, Mẹ đến ngày đó sẽ đi. Lúc đi, con dẫn anh chị em của mẹ đến, mẹ muốn nấu chè trôi nước đậu đỏ mời mọi người ăn”.
Con dâu hỏi: “Anh chị em của mẹ ở đâu ạ?”
Cụ nói: “Chính là niệm Phật đường, bởi vì người học Phật đều ăn chay niệm Phật, các đạo hữu trong Phật đường chính là anh chị em của mẹ rồi.”
Đúng vào ngày đó mà cụ nói, con dâu mời huynh đệ tỷ muội của niệm Phật đường đến, sau khi ăn xong trôi nước, cụ mời mọi người cùng niệm Phật. Sau đó, cụ bèn ngồi mà vãng sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật!
(Sưu Tầm)
CÂU CHUYỆN THỨ 2
Vào ngày mùng 3 tháng 5 năm 1997, tôi nhận được một lá thư của ông bạn già gần 70 tuổi. Ông báo cho biết, ông bị sỏi bàng quang vài ngày nữa sẽ nhập bệnh viện để phẫu thuật, lập tức tôi gửi thư nhanh hồi đáp cho ông, và nhắc nhở rằng, trước khi và đang khi phẫu thuật, ngay cả bây giờ, nên thành tâm niệm Phật không gián đoạn, và chuẩn bị tư tưởng đối diện với cái chết, và chết thì sẽ được vãng sanh.
Vào ngày mồng 6 tháng 5, ông ấy vào viện chuẩn bị phẫu thuật. Trước khi phẫu thuật, các bác sĩ kiểm tra lần cuối cùng, họ rất ngạc nhiên vì không thấy các viên sỏi nữa. Cả hội đồng bác sĩ đều thắc mắc rằng: Mấyngày trước siêu âm thì thấy rõ hai viên sỏi màu vàng lớn như hạt đậu, hiện tại không có là bởi lý do gì! Chỉ có ông lão ấy thì biết rất rõ. Ngoài ra, mấy chục năm về trước, ông đã bị sưng gan, ông phát tâm niệm Phật suốt ba năm, khi tái khám thì gan đã trở lại bình thường, chức năng gan hoạt động tốt như xưa.
(Cư sĩ Bi Phước ghi đúng sự thật ngày 28 tháng 2 năm 2001)
CÂU CHUYỆN THỨ 3
Lúc bấy giờ, tôi (Pháp sư Đạo Chứng khi chưa xuất gia) đang thực tập tại khoa sản, một hôm gặp một phụ nữ vì thai nhi đã chết nên nhập khoa để phẫu thuật. Bà vốn đang buồn khổ vì đứa con đã chết, nay phải đối diện với sự mổ xẻ lại càng lo lắng đau khổ gấp bội, tinh thần rất rối loạn. Tôi đến thăm và khuyên bà niệm Phật, rồi nói: Đức Phật là đấng Đại Từ Đại Bi, nên không nhẫn tâm bỏ sót bất cứ một chúng sanh nào đang bị khổ đau, nhất định Ngài sẽ bảo hộ bà. Bà nghe lời, nhất tâm niệm Nam mô A-di-đà Phật và dần dần lịm đi do ảnh hưởng của thuốc gây mê.
Sau khi phẫu thuật xong, bà tỉnh lại. Tôi đến thăm thấy sắc diện của bà rất tươi vui, bà nói: Niệm Phật thật sự vô cùng kỳ diệu, vô cùng tốt đẹp!”. Bà kể: Trong khi phẫu thuật, tôi mộng thấy một vị nữ Bồ-tát với hào quang rực rỡ, Ngài phóng hào quang dẫn tôi đến du ngoạn ở một cảnh giới rất trang nghiêm tráng lệ. Ở đó rất nhiều, rất nhiều hoa sen đủ thứ màu sắc, chiếu sáng đan xen lẫn nhau vô cùng lộng lẫy… Sau đó, bỗng tôi nghe: Thời gian đã hết, con hãy trở về đi!
Và tôi từ từ tỉnh lại.
Một câu Niệm Phật thôi mà được nhiều lợi ích vi diệu như thế. Phật tử chúng ta phước đức sâu dày được ánh sáng Phật Pháp chiếu soi, hãy tinh tấn niệm Phật, tâm tâm niệm niệm, thời thời khắc khắc hãy nghĩ nhớ đến Phật và thường niệm Nam Mô A Di Đà Phật.
(Pháp sư Đạo Chứng, thuật lại khi giảng)
CÂU CHUYỆN THỨ 4
Ở tỉnh Thiểm Tây, huyện Quý Dương – Trung Quốc có bà Lưu Diệu Quả, vốn là người bị mù bẩm sinh. Vào khoảng tháng 3 năm 1996, bà đến hồ để tắm rửa, bỗng nhiên lo sợ bất an, liền bảo người con gái là Dương Hội Cầm dìu về nhà để nghỉ. Dương Hội Cầm thấy thân thể của mẹ dần dần co rút lại, da thịt căng cứng, móng tay móng chân lớn dần lên. Dương Hội Cầm quá sợ khóc to, kêu réo mẹ, nhưng bà chẳng nghe thấy gì. Tuy nhiên, thần thức của bà Quả vẫn tỉnh táo, bà cảm nhận da thịt của bà càng lúc càng co rút lại, khô cứng như da trâu; lại thêm, lông dài mọc đầy thân, móng tay móng chân cũng trở thành móng chân trâu.
Trong thâm tâm, bà Quả rất lo sợ mình biến thành trâu. Đang khi sống trong hoàn cảnh rối loạn ấy, đột nhiên bà nghĩ đến đức Phật A-di-đà và nhiếp tâm xưng niệm Nam mô A-di-đà Phật, cứ niệm một câu thì lông trâu trên thân ngắn đi một ít, niệm liên tục như thế thì lông trâu và móng tay – chân như trâu đều biến mất, trở lại hình dáng như cũ. Bấy giờ, bà cảm thấy nhẹ nhàng, hắt hơi, thở một hơi dài và tỉnh lại. Dương Hội Cầm thấy mẹ mình đã tỉnh, hình dáng bình thường thì rất vui mừng và cất tiếng niệm Nam mô A-di-đà Phật. Riêng bà Quả, từ đây trở về sau, nhất tâm nhất ý niệm Phật cầu vãng sanh thế giới Cực lạc, chứ không dám nghĩ đến một điều gì khác.
(Tại chùa Long Tuyền cạnh con sông của huyện Quý Dương, người bạn của bà Lưu Diệu Quả thuật lại. Lưu Diệu Âm ghi đúng theo lời thuật, ngày 19 tháng 3 năm 2001)
Trích Niệm Phật Nhất Định Vãng Sanh
Tuyển thuật: Pháp sư Huệ Tịnh
Biên đính: Pháp sư Tịnh Tông
Dịch giả: Thích Giác Quả