NGŨ CĂN THANH TỊNH
Đức Phật bảo Bửu Kế Bồ Tát : “Thế nào là Bồ Tát đủ căn hạnh thanh tịnh?
Bồ Tát chẳng thọ các pháp mà tu đạo nghĩa đó là tín căn vậy. Bồ Tát nguyện vượt qua bỉ ngạn chẳng cầu mong người đó là tinh tiến căn vậy. Bồ Tát vì tất cả chúng sanh mà chẳng rời bỏ đạo tâm đó là niệm căn vậy. Bồ Tát nắm giữ đại bi muốn cứu tế nguy ách đó là định căn vậy. Bồ Tát hay phụng thọ tất cả các pháp mà tu tịch diệt đó là huệ căn vậy.
Lại nữa, này Tộc tánh tử! Nỗ lực tin sâu tất cả pháp của chư Phật, thuận theo vết tích của đạo, là Tín căn. Phụng hành pháp của chư Phật không hề biếng nhác, là Tinh tấn căn. Nhớ nghĩ các pháp của chư Phật, lưu giữ trong tâm Thánh nghĩa không bao giờ quên, là Ý căn. Tu tập Thiền định của Phật không bao giờ lười biếng phế bỏ, là Định căn. Hay trừ được nghi kết của tất cả chúng sinh, nguyện mà không có nguyện nào được niệm hay nhớ nghĩ, là Tuệ căn.
Lại mến mộ Phật đạo, không hề có tâm do dự, là Tín căn. Tánh khí nhu hòa, thuận tu tinh tấn không thoái lui, là Tinh tấn căn. Siêng năng tư trợ đức bản thêm lớn, không tổn thất, là Ý căn. Đem ánh sáng Phật pháp bình đẳng diễn nói soi sáng cho chúng sinh, cứu thoát tâm rối loạn của chúng sinh, là Định căn. Phân biệt nguồn gốc của tất cả mọi người mà thuyết pháp, là Tuệ căn.
KINH TỊNH HẠNH BẢO KẾ BỒ TÁT SỞ VẤN