Vào những ngày trời nắng nóng, bạn sẽ nghĩ đến món tráng miệng nào để giúp thanh nhiệt cơ thể? Hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách làm rau câu dừa, một món tráng miệng ngon bổ rẻ, ăn rất đã miệng mà lại có thể thực hiện ngay tại nhà.
Nguyên liệu
Bột rau câu dẻo 13 gr, vani 5 ống
Hoa đậu biếc tươi 30 gr, dừa tươi 8 trái, lá dứa 150 gr, nước cốt dừa 500 ml
Đường phèn 320 gr, muối 1 ít, chanh 1 trái
Cách chọn mua trái dừa ngon làm rau câu
Để chọn mua được trái dừa ngon, bạn quan sát và chọn những trái còn nguyên cuống, vỏ ngoài lành lặn, không quá to hay quá nhỏ.
Nếu chọn mua dừa được gọt sẵn, bạn không nên chọn những tráiquá trắng.
Không chọn mua quả có vỏ móp méo, không còn cuống hay trái dừa cầm lên thấy nhẹ.
Cách chế biến
Bước 1. Chặt dừa lấy nước
Dừa tươi sau khi mua về, bạn gọt bớt phần vỏ, hoặc có thể chọn dừa đã được gọt sẵn để nhanh hơn.
Bạn đặt trái dừa nằm dọc trên thớt, rồi dùng dao chặt nhẹ theo một đường tròn quanh phần nắp trên trái dừa, tiếp theo bạn đặt dừa thẳng đứng lại rồi nhẹ nhàng tách phần đã chặt theo đường tròn ra.
Đổ nước dừa ra thau hoặc phích to. Sau đó bạn úp ngược quả dừa lại, để phần cơm dừa bên trong được ráo nước.
Bước 2: Lọc lấy màu hoa đậu biếc, lá dứa
Bạn bắc nồi lên bếp, cho 30 gr hoa đậu biếc vào nồi rồi thêm 60 ml nước dừa tươi, nấu đến khi sôi, hoa ra màu xanh đẹp mắt, thì bạn tắt bếp, dùng rây lọc vớt hoa ra.
Lá dứa bạn cắt nhỏ, cho vào cối xây, xây nhuyễn với 60 ml nước dừa tươi, cho lá dứa đã xây nhuyễn qua rây lọc để lược bỏ phần xác.
Mách nhỏ: Nếu không muốn tạo màu cho món rau câu của mình thì bạn có thể bỏ qua bước này nhé!
Bước 3: Nấu rau câu nước dừa
Cho từ từ 220 gr đường và 10 gr bột rau câu dẻo vào 3 lít nước dừa tươi, thêm 1 /10 thìa cà phê muối quậy đều để hòa tan hỗn hợp.
Bắc nồi rau câu lên bếp, đun với lửa vừa, quậy liên tục đến khi hỗn hợp sôi, bạn cho phần lá dứa còn lại để nguyên buộc thành búi nhỏ vào.
Quậy thêm khoảng 2 phút thì bạn vớt lá dứa ra.
Bước 4: Nấu rau câu cốt dừa và pha màu
Bạn cho 250 ml nước vào nồi, cho từ từ 100 gr đường phèn, 3 gr bột rau câu dẻo vào hòa tan, thêm 1/10 thìa cà phê muối.
Bắc nồi lên bếp, đun với lửa vừa khoảng 5 phút đến khi hỗn hợp sôi, bạn cho 500 ml nước cốt dừa vào, quậy đều đến khi hỗn hợp sôi lại thì bạn tắt bếp, cho 2 ống vani vào.
Chia phần rau câu nước cốt dừa làm ba phần đều nhau, pha lần lượt với 60 ml nước dừa tươi, 60 ml nước lá dứa và 60 ml nước hoa đậu biếc. Để nước hoa đậu biếc có màu đẹp hơn, bạn cho 1 ít nước cốt chanh vào.
Bước 5: Đổ rau câu vào trái dừa
Bạn dùng đồ nạo, tâm hoặc muỗng, cạo nhẹ phần cơm dừa.
Cho phần rau câu nước dừa vào trái dừa đến khi còn cách phần miệng khoảng 1 lóng tay thì ngưng lại.
Đợi một lúc, bạn thấy rau câu vừa se mặt lại, ấn vào còn sóng sánh thì bạn dùng tâm cào nhẹ phần mặt rau câu.
Sau đó bạn cho phần rau câu nước cốt dừa đã pha màu vào.
Khi rau câu đã nguội bạn dùng phần nắp đã tách ra, đậy quả dừa lại rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Mách nhỏ: Nếu không thích sử dụng trái dừa, bạn có thể đổ rau câu vào khuôn tùy ý.
Thành phẩm
Rau câu dừa thơm ngon, thanh mát, phần rau câu nước dừa ngọt, dẻo, hòa quyện với lớp rau câu nước cốt dừa thơm béo. Vào những ngày hè nóng bức mà được ăn một trái dừa với phần rau câu thơm béo, mát lạnh bên trong như thế này thì tuyệt quá phải không các bạn!
Chú ý:
Bột rau câu dẻo là gì? Sự khác biệt giữa bột rau câu dẻo và rau câu giòn
Bột rau câu được làm ra từ các nguyên liệu thiên nhiên như rong biển, táo hây các loại thực vật khác. Bột rau câu giúp tạo nên các loại thạch nhờ sự kết dính các nguyên liệu lại với nhau.
Bột rau câu dẻo có thành phần chính là rong sụn một loại thực vật thuộc nghành tảo đỏ, là dạng bột mịn thường có màu trắng sữa. Bột rau câu dẻo giúp tạo nên độ dẻo cho các loại thạch.
Bột rau câu giòn cũng có thành phần chính là một loại tảo đỏ của nhật bản. Loại bột này có độ kết dính và đông đặc cao. Bột rau câu giòn giúp độ nên độ giòn ăn có cảm giác sần sật cho các loại thạch.
Get involved!
Comments