“Sau này, con có cuộc sống riêng nên hãy tự lo chi phí sinh hoạt và học phí. Nếu không thể kiếm tiền thì nghỉ học. Bố sẽ không liên quan gì đến con nên cũng không cần thiết phải gọi điện về nhà”, người bố nói.
Thái độ của bố thay đổi với con gái kể từ khi có người phụ nữ mới
Câu chuyện của cô gái tên Tiểu Ninh (30 tuổi) đang được chia sẻ trên nền tảng Toutiao, nhận được sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng.
Theo lời kể của mọi người, năm tôi lên 2 tuổi thì mẹ qu.a đ.ời vì bạ.o bệ.nh. Từ khi mẹ m.ất, bố tôi trở thành ‘gà trống’ nuôi con. Vừa là cha, vừa là mẹ, bố đã một mình vất vả nuôi tôi. Ông phải làm thuê đủ nghề nhắm có tiền cho tôi có một cuộc sống đủ đầy.
Để tạo điều kiện sống tốt nhất cho tôi, có thời điểm, bố đã làm đến 2 công việc cùng 1 lúc. Đi làm vất vả, về bố lại đảm đương cả việc chăm sóc ông bà nội. Có lần, ông bà nội thuyết phục bố tôi t.ái h.ôn nhằm có thêm người quán xuyến việc gia đình. Song bố tôi nhất định không đồng ý.
Cho đến khi tôi học cấp 2, bố đột nhiên dẫn về một người phụ nữ tên Lý. Ông nói rằng tôi phải gọi người này bằng dì và sẽ sống cùng trong thời gian tới.
Lúc đó, thực sự, tôi rất ch.án gh.ét bố. Với suy nghĩ trẻ con, tôi cho rằng ông là một người ph.ản b.ội mẹ. Chính vì lý do này, tôi với dì Lý như 2 người xa lạ. Dẫu cho người phụ nữ ấy luôn yêu thương và chăm sóc tôi hết lòng.
Từ khi dì Lý về sống chung, thái độ của bố với tôi thay đổi hoàn toàn. Những công việc trước đây bố từng làm thay giờ ông để tôi phải tự làm. Đôi khi dì Lý muốn giúp đỡ nhưng bố nhất quyết không đồng ý. Ông cho rằng sớm muộn gì tôi cũng cần học cách chăm sóc bản thân.
Kể từ khi dì Lý đến sống cùng, đó cũng là những lần đầu tôi phải học cách nấu ăn, tự giặt đồ cá nhân, chuẩn bị đồ đạc trước những chuyến đi dã ngoại cùng cả lớp… Sau đó, hàng loạt các công việc khác bố ép tôi phải làm để ít nhất là biết xử lý khi gặp tình huống đó Tính trẻ con, tôi luôn nghĩ rằng bố không còn yêu thương mình nên mới làm như vậy.

Tôi không biết có chuyện gì lúc đó đang diễn ra. Nhưng kể từ khi dì Lý đến nhà ở cùng, bố luôn nghiêm khắc với tôi. Có một điều bố liên tục nói và đến giờ tôi vẫn nhớ mãi. “Sớm muộn gì, bố cũng sẽ rời xa con. Con phải học cách tự lập và chăm sóc bản thân”.
Sau khi thi đỗ vào một trường ĐH ở Bắc Kinh, tôi như cánh chim được sổ lồng. Khi vào đại học, đó cũng là lần đầu tiên tôi được xa nhà. Trong khi các bạn cùng lớp được gia đình đưa đi nhập học, bố tôi nhất định không chịu làm việc này. Tôi cảm thấy như mình đang bị bố đ.uổi ra khỏi nhà càng sớm càng tốt.
Tôi nhớ rất rõ, ngày lên thành phố để học, bố đã nhắn nhủ: “Trên 18 tuổi, con đã là một người lớn, có thể sống tự lập. Kể từ đây, bố sẽ không có trách nhiệm hay nghĩa vụ phải nuôi con nữa. 10.000 NDT này đủ để con chi tiêu trong một khoảng thời gian ở thành phố lớn. Sau này, con có cuộc sống riêng của mình nên hãy tự lo chi phí sinh hoạt và học phí. Nếu không thể kiếm tiền thì nghỉ học. Bố sẽ không liên quan gì đến con nên cũng không cần thiết phải gọi điện về nhà. Bố sẽ không nghe điện thoại đâu”.
Sau khi nghe những lời này, tôi trào nước mắt vì tức. Đỗ đại học là niềm vui mừng nhưng có lẽ tôi không được sống trong cảm xúc đó.
Trong suốt những năm học đại học, tôi luôn cố gắng đạt điểm số cao để có thể săn được học bổng. Ngoài ra, thứ 7, chủ nhật, tôi thường ra ngoài đi làm thêm để có tiền trang trải cuộc sống.
Làm việc chăm chỉ trong suốt 4 năm đại học, tôi dần tích lũy được kinh nghiệm và không ngừng hoàn thiện bản thân. Nhờ thế, sau khi tốt nghiệp đại học, tôi nhanh chóng xin vào làm tại một công ty lớn và thăng chức chỉ sau 2 năm với mức lương lên đến 30.000 NDT/tháng.

Sự thật ngỡ ngàng sau 6 năm
Chớp mắt, tôi đã xa nhà và không nói chuyện với bố đã được 6 năm. Tôi tò mò không biết liệu bố có h.ối h.ận khi biết con gái đã có thể tự sống và kiếm được mức lương cao như hiện tại hay không.
Không suy nghĩ nhiều, tôi lên kế hoạch trở về thăm bố vào đúng sinh nhật 65 tuổi của ông. Lái ô tô đến trước cổng, tôi phát hiện căn nhà cũ của gia đình mình đã bị xuống cấp nghiêm trọng, dường như không có ai còn sinh sống ở đây. Hỏi những người hàng xóm, tôi mới biết rằng mọi người không còn sống ở đây mà chuyển sang thị trấn bên cạnh.
Theo chỉ dẫn tôi đi tìm dì Lý để xem cuộc sống của 2 người giờ ra sao. Ngay khi gặp, câu đầu tiên tôi hỏi là bố đâu. Không vòng vo, dì Lý nói rằng bố tôi đã m.ất. Khi nghe tin này, tôi tưởng rằng dì đùa.
Sau đó, dì bắt đầu kể cho tôi nghe toàn bộ sự việc. “Tiểu Ninh à, những sự việc ông ấy làm trước đấy có thể khiến con nghĩ tiêu cực. Song thực tế ông ấy là người cha tốt. Chưa bao giờ ông ấy có ý nghĩ sẽ b.ỏ r.ơi con.
Tôi được bố con c.ứu mạng. Để báo đáp lòng tốt, tôi đã hứa với ông ấy rằng sẽ hợp lực để ‘đá.nh l.ừa’ con. Sở dĩ, ông ấy nghiêm khắc như vậy nhằm rèn cho con cách sống tự lập. Bởi cha con biết rằng ông ấy sẽ rời khỏi thế gian này sớm do được chẩn đoán mắc u.ng th.ư.
Ông ấy biết bệ.nh của mình có chi phí chữa chạy tốn kém, lại chẳng thể khỏi. Nếu nói điều này ra, con có thể sẽ bỏ học đi làm nhằm có tiền chữa chạy. Nhằm để giấu con, ông ấy muốn ‘đ.uổi’ con ra khỏi nhà càng sớm càng tốt.
Khi ông ấy sắp qu.a đ.ời, tôi muốn báo tin này cho con biết nhưng ông ấy không cho. Bởi thời điểm đó chính là lúc con vừa tốt nghiệp và cần tìm việc. Ông ấy lo ngại rằng nếu làm vướng bận con gái thì Tiểu Ninh có thể sẽ bỏ m.ất cơ hội nghề nghiệp.
Mặc dù, ông ấy không gọi điện cho con trong suốt 6 năm qua. Song khi khoẻ hơn, bố vẫn b.ắt xe đến trường nhằm nhìn con từ xa. Nên mọi tình hình của con như thế nào ông ấy đều biết. Mong muốn lớn nhất của ông ấy là con có thể tự nuôi sống bản thân mình. Giờ con đã làm được đúng với mong ước đó. Với tất cả những gì đang có, con nên biết ơn ông ấy rất nhiều”, dì Lý kể.

Không kiề.m c.hế được cảm xúc của bản thân, tôi đã khóc lớn, sau khi nghe mọi chuyện. Đến lúc này, tôi mới hiểu rằng, để chuẩn bị cho sự ra đi của mình, bố đã bắt tôi làm đủ mọi việc nhằm tập sống tự lập. Tôi cũng dần hiểu ra câu nói mà lúc nào bố cũng nhắc nhở: “Sớm muộn gì, bố cũng sẽ rời xa con. Con phải học cách tự lập và chăm sóc bản thân”.
Ngày bố cưới, con gái trốn đi khóc một mình vì sợ m.ẹ k.ế và những biến cố không ngờ ập tới gia đình nhỏ
Cuộc sống trắc trở với nhiều nỗi đau trong một gia đình “chắp vá”
Đứng trước việc bố mẹ l.y h.ôn, phần lớn con cái sẽ bị m.ất mát lớn về mặt tinh thần, bị tổn thương tâm lý. l.y h.ôn không chỉ khó khăn cho các cặp vợ chồng, nó còn là một trải nghiệm đau đớn với mỗi đứa trẻ.
Đối với chị Hồng Nhung, 31 tuổi, hiện đang sống ở Phú Thọ, chị đã từng phải đối diện với nỗi buồn vì gia đình không còn nguyên vẹn khi mới chỉ là cô bé 13 tuổi.
Sau đó 3 năm, bố chị đi bước nữa. Từ xưa đến nay, người ta vẫn đem mối quan hệ m.ẹ k.ế – con chồng ra bàn tán như một điều hiển nhiên không thể thay đổi – “mấy đời bánh đúc có xướng, mấy đời mẹ k.ế lại thương con chồng”. Thế nhưng, đối với chị Hồng Nhung, nỗi m.ất mát, tổn thương trong chị vì gia đình tan vỡ đã được chính người mẹ thứ 2 này xoa dịu.

Chị Hồng Nhung tâm sự: “Ngày ấy mình đã từng gi.ận bố mẹ lắm, mình trốn tiệt một nơi , thu mình lại và khóc rất nhiều khi biết bố mẹ sẽ l.y h.ôn. Mình về ở với bố tạm trong khi mẹ đi làm ăn xa, khi mẹ về thì lại tạm biệt bố để sống cùng mẹ. Cứ như vậy, tủi thân lắm…
Mình chính là con bé viết cho bố dòng chữ “bố hãy đi lấy vợ đi bố nhé” và đút vào túi áo của bố. Con bé nhí nhảnh, hồn nhiên đã trở nên lầm lũi, cam chịu cảnh bố mẹ nó không ở cạnh nhau.
3 năm sau, bố đón mình từ miền Nam trở về Bắc để đi học sau kỳ nghỉ hè mình vào chơi với mẹ. Khi ấy thì bố và dì chưa làm đám cưới. Trước khi tới phòng, bố dặn: “Con đừng làm gì để bố buồn nhé”, chắc bố sợ mình sẽ phá bĩnh và gâ.y h.ấn với người bố sắp lấy làm vợ.
Nhưng mình không hề có ý định đó dù gặp mặt cô ấy cũng chẳng thấy vui vẻ gì. Làm gì có đứa con nào thích thú mừng vui khi bố có lựa chọn khác.
Sau đó nửa năm thì cô ấy chính thức làm vợ bố bằng lễ cưới nhỏ. Mình lần nữa chạy trốn để không phải chứng kiến cảnh đám cưới của bố. Và bố lại tìm ra mình đang khóc trong nhà tắm, bố an ủi và dỗ mình về…
Mình sợ m.ẹ k.ế sinh cho bố con trai thì bố sẽ không yêu thương mình nữa, nên lại viết ra giấy và đ.út túi áo bố “bố có em trai rồi bố có yêu con nữa không”..
Bố nói: “Dù thế nào đi nữa con vẫn là đứa con gái bố yêu nhất đời”! Mình tin điều đó…”

Thời gian đó, chị Hồng Nhung vẫn giữ khoảng cách với m.ẹ k.ế, vẫn gọi cô, xưng cháu và không có ý định sẽ trở nên thân thiết với vợ của bố.
Chỉ đến khi gia đình lần nữa gặp biến cố, khoảng cách giữa m.ẹ k.ế – con chồng mới dần thu hẹp lại: “Cuộc sống bình yên trôi đi được vài tháng thì bố lâm bệ.nh nặng. Bác sĩ bảo bố bị u.ng th.ư ph.ổi, mà qu.ái á.c là đã giai đoạn cuối.
Mình khi đó đang học dang dở năm lớp 11, mẹ ruột ở Sài Gòn, bố đi bệnh viện thì chỉ có m.ẹ k.ế theo chăm sóc. m.ẹ k.ế là người đưa bố hết bệnh viện K tới Bạch Mai tới viện P.hổi, chăm sóc bố từng chút. Khi ấy mẹ còn đang mang thai em trai mình nữa nên chắc chắn mệt mỏi lắm!
Bố không qua được và m.ất khi vừa phát hiện ra bệnh được 1 tháng, đúng lúc mình nghỉ hè lớp 11 và bụng m.ẹ k.ế đã lùm lùm to.
Ngày mẹ sinh em bé, mẹ về nhà ngoại của mẹ. Mình là con một của bố mẹ vì thế mình vui mừng vô cùng khi có đứa em ru.ột r.à m.áu m.ủ. Thế nhưng, cuộc đời thật lắm trớ trêu, mình tự hỏi không biết sao m.ẹ k.ế khổ như vậy, nếu không lấy bố thì mẹ có bớt khổ hơn hay không?
Em mình được 2 tháng thì ông trời cũng cướp m.ất em khỏi mẹ do em bị b.ệnh viê.m ph.ổi cấp. Xó.t x.a và thương mẹ rất nhiều, thật lòng mình thương mẹ lắm.
Sau đó thì mình gọi mẹ bằng mẹ chứ không còn gọi là cô nữa. Mẹ bảo mẹ vui và hạnh phúc vô cùng khi mình cho mẹ cái thiên chức làm mẹ. Nhiều năm về sau, mẹ vẫn không đi bước nữa. Mẹ cưu mang một cô bé trót có bầu với bạn trai nhưng không cưới.
Mẹ nhận cô bé đó khi ấy bụng mang d.ạ ch.ửa nuôi ăn, trả lương cho công việc rửa bát ở quán cơm bình dân của mẹ, sau đó nhận nuôi con gái của em. Bây giờ bé Thỏ đã 5 tuổi. Mẹ có thêm niềm vui, niềm hi vọng sống”.
Dù chồng và con trai lần lượt ra đi chỉ trong khoảng thời gian ngắn, nỗi đ.au tột cùng ấy vẫn không làm cho m.ẹ k.ế của Nhung trở nên lạnh lùng, k.hắc ngh.iệt. Mẹ cô không đi bước nữa, bà ở vậy và dành trọn tình yêu thương dành cho con riêng của chồng cùng cô con gái nhỏ mà bà nhận nuôi bằng cả trái tim nhân hậu của người phụ nữ kém may mắn.
“Người mẹ thứ hai mà tôi may mắn có được trong đời”
Kể từ sau những biến cố lần lượt ập xuống, Hồng Nhung đã có cái nhìn hoàn toàn khác đối với m.ẹ k.ế. Cũng từ đó, cô không gọi bà là cô, là m.ẹ k.ế nữa mà đã dành cho bà tên gọi trìu mến nhất: Người mẹ thứ hai.
“Từ đó, mình thương mẹ hơn rất nhiều, mẹ con cũng thân thiết lắm. Mình làm gì sai mà không dám nói với mẹ đẻ cũng cầu cứu mẹ.
Mình sinh con lần nào mẹ cũng về thăm và chơi với các con, mình thiếu tiền mẹ cũng cho. Mẹ đón mình với các cháu xuống chơi với mẹ, xuống đó chỉ ăn với ngủ, còn mọi chuyện mẹ lo.
Nhà bà nội mình có giỗ chạp gì mẹ cũng về lo chu đáo. Mẹ bảo: “Mẹ chỉ có con và em Thỏ, mẹ coi các con như nhau chứ không phải có em Thỏ rồi mẹ không thương con nữa”.
Mình cảm nhận được tình cảm của mẹ và cũng đáp trả tình yêu thương ấy. Mẹ mình 41 tuổi thôi, vẫn còn rất trẻ, mình luôn mong có người đàn ông tốt mang lại hạnh phúc cho mẹ.”

Không chỉ m.ẹ k.ế – con chồng có mối quan hệ tốt đẹp, theo Hồng Nhung kể thì mẹ đẻ cô với m.ẹ k.ế cũng cực kỳ thân thiết, duy trì mối quan hệ văn minh cùng những tình cảm tốt đẹp dành cho nhau.
Họ xưng hộ chị – em với nhau, mỗi khi có dịp gặp gỡ, hai mẹ của Nhung lại cùng ngồi ăn uống, chuyện trò vui vẻ.
Gia đình của Hồng Nhung tuy không trọn vẹn, tan vỡ và “chắp vá”, nhưng những mảnh ghép vốn “chắp vá” lại với nhau ấy có thể vừa kh.ít với nhau một cách hoàn hảo nhờ chất kết dính là tình cảm thân thành, sự bao dung, nhường nhịn mà các thành viên dành cho nhau.
Get involved!
Comments