Tuy được giáo viên giải thích nhưng phụ huynh vẫn không hài lòng, có phần bức xúc.
Có những bài Toán tiểu học tưởng đơn giản nhưng gây tranh cãi vì đáp án đưa ra khá vô lý. Chẳng hạn, một bài tập được chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc từng thu hút nhiều sự quan tâm sau đây.
Được biết, khi giáo viên cho đề bài lập phép tính để tính toán: 9 cộng 9 chia 3 bằng bao nhiêu (đề được viết dưới dạng chữ, không phải dạng số như hình ảnh phía dưới), một học sinh tiểu học đưa ra hai kết quả. Đầu tiên là (9 + 9) : 3 = 6. Kết quả thứ hai là 9 + 9 : 3 = 12. Nhưng bất ngờ, cả hai đáp án của em đều bị gạch sai và cả lớp cũng không có học sinh nào trả lời đúng.

Cách chấm của thầy giáo khiến phụ huynh vô cùng hoang mang. Họ bàn luận với nhau nhưng vẫn không tìm ra được đáp án khác. Thậm chí, có người còn nghi ngờ khả năng của giáo viên, hoặc cho rằng thầy giáo chấm quá nhiều bài nên nhầm lẫn.
Tuy nhiên, câu trả lời của giáo viên sau đó khiến các phụ huynh chưng hửng. Thầy nói: “Trong môn Toán, phép chia và phép chia có dư hoàn toàn khác nhau. Chương trình học đang đến phần phép chia có dư. Vì vậy, trước đề bài này, con phải lập phép tính: 9 + (3 : 9) = 9 + 1/3”.
Tuy được giáo viên giải thích nhưng phụ huynh vẫn không hài lòng, có phần bức xúc. Họ cho rằng đối với học sinh tiểu học, giáo viên không nên đưa ra những bài toán lắt léo, đánh đố như thế.
Việc rèn luyện phát triển tư duy có thể khiến trẻ trở nên thông minh hơn, linh hoạt hơn, là năng lực không thể thiếu đối với học sinh hiện nay. Nhưng nếu các con liên tục không giải được những bài toán “hack não” như thế này thì liệu có cảm thấy mình kém cỏi và đánh mất sự tự tin hay không?
Dù biết việc nghĩ ra các dạng Toán mới mẻ, nhiều đánh đố có thể gây hứng thú cho học sinh, nhưng giáo viên cần lưu ý xem xét tính thực tế và độ tuổi phù hợp để khỏi tác động tới sự tiếp nhận về kiến thức của trẻ.
Bài toán 9+ 9: 3= 12 bị giáo viên thẳng tay gạch chéo, 2 mẹ con nghĩ toát mồ hôi không hiểu sai ở đâu
Hoàn thành bài tập là nghĩa vụ của học sinh nhưng cũng là vấn đề đau đầu của nhiều bậc phụ huynh. Ngay từ bậc tiểu học, học sinh đã bắt đầu làm quen với dạng bài tập hóc búa, thậm chí có câu hỏi nằm ngoài khả năng suy đoán. Điều này khiến không ít phụ huynh muốn “tăng xông”, đột quỵ khi kèm con học.
Mới đây, một phụ huynh tại Trung Quốc đăng tải bài tập Toán tưởng chừng đơn giản nhưng lại khiến cộng đồng mạng tranh cãi. Nội dung câu hỏi như sau:
“Ví dụ lập phép tính để tính toán:
9 cộng 9 chia 3, kết quả bằng bao nhiêu?”.
Trước đề bài trên, con trai cô ấy đã đặt phép tính là: 9+ 9 : 3 = 12. Tuy nhiên, phép tính bị cô giáo cho là sai, gạch chéo đi kèm theo chú thích “Xem lại cẩn thận bài đã học”. Cậu học sinh tiểu học chợt nghĩ đến một cách tính khác: (9+ 9) : 3 = 6 nhưng cô giáo vẫn lắc đầu, nói rằng không đúng.

Nghe con thuật lại, người mẹ vô cùng hoang mang. Cô kiểm tra lại đề bài, tham khảo nhiều cuốn sách giải khác nhau nhưng vẫn không tìm ra được đáp án khác. Đến đây, người mẹ nghi ngờ liệu có phải con nghịch ngợm trên lớp khiến cô giáo bực dọc, cố tình chấm sai.
Cuối cùng, người mẹ quyết định đến tận trường học để chất vấn cô giáo. Giáo viên không hề tức giận, kiên nhẫn giải thích để phụ huynh hiểu. Cô giáo nhẹ nhàng trả lời: “Trong môn Toán, phép chia và phép chia có dư hoàn toàn khác nhau. Chương trình học đang đến phần phép chia có dư. Vì vậy, trước đề bài này, con phải lập phép tính: 9+(3: 9) = 9 + 1/3”.
Tuy được giáo viên giải thích nhưng phụ huynh vẫn không hài lòng, có phần bức xúc. Cô cho rằng đối với học sinh tiểu học, giáo viên không nên đưa ra những bài toán lắt léo, đánh đố như thế. Những bài tập kiểu này không đem lại lợi ích cho việc học. Tốt nhất nên đặt ra câu hỏi, câu đố thực tế và hữu ích.
Trước đó, từng có một bài toán gây tranh cãi với nội dung như sau: “Lớp học có 11 đèn, nếu tắt 4 đèn thì lớp còn lại bao nhiêu đèn?”. Cậu học sinh tiểu học nọ liền đặt phép tính: 11 – 4 = 7 nhưng bị gạch sai. Cô giáo lý giải rằng khi tắt đèn thì đèn không sáng nhưng số lượng đèn vẫn còn nguyên. Vì vậy, đáp án đúng là 11.

Bên cạnh ý kiến trái chiều, nhiều phụ huynh bày tỏ đồng tình với cách ra đề kiểu này. Họ cho rằng bản chất của những câu hỏi lắt léo sẽ giúp kiểm tra khả năng tư duy của trẻ. Ngoài ra, nó có tác dụng hình thành thói quen cẩn thận, thúc đẩy học sinh nghĩ ra nhiều hướng giải khác nhau, từ đó nâng cao hiệu quả học tập.
Đồng thời, để kiến thức Toán học khô khan trở nên hấp dẫn hơn, thầy cô đã sáng tạo nên những câu hỏi độc đáo. Điều này giúp học sinh không cảm thấy nhàm chán, duy trì sự hứng thú, chủ động cao.
Các bậc phụ huynh nên thích ứng với cách ra đề mới nói riêng cũng như việc cải cách giáo dục nói chung. Phụ huynh không nên chỉ chú trọng đến điểm số mà cần quan tâm đến khả năng trau dồi kiến thức, kỹ năng để học sinh có thể phát triển toàn diện.
Get involved!
Comments